Đọc thử – Sai lầm trong việc chẩn đoán bệnh ung thư

Giọng đọc:

✽✽✽✽✽✽

Sai lầm trong việc chẩn đoán bệnh ung thư

Chẩn đoán bệnh ung thư là công việc hệ trọng, ảnh hưởng đến cả một đời người.

Công việc chẩn đoán gồm 3 chuyện chính: Xác định cơ quan bị ung thư, xác định loại tế bào ung thư và xác định độ nặng của bệnh.

Các kỹ thuật giúp chẩn đoán:

– Hỏi bệnh sử, khai thác các yếu tố gia đình và môi trường.

– Khám lâm sàng (bác sĩ nhìn sờ gõ nghe trên người bệnh).

– Làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu (những chất đánh dấu sinh học).

– Tất cả các kỹ thuật kể trên để dẫn đến bước kỹ thuật quan trọng nhất là lấy mẫu tế bào để xác định loại tế bào ung thư.

Tất cả các kỹ thuật kể trên đều rất phức tạp, cần Bác Sĩ chuyên sâu đảm trách. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ LÀ KẾT LUẬN NHỜ LIÊN CHUYÊN KHOA. Đời không bao giờ tuyệt đối cả, chuyên khoa nào cũng có thể có sai sót. Chuyên khoa càng không vững vàng thì càng nhiều sai sót. Đó là lý do thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư cần phải có HỘI ĐỒNG UNG BƯỚU gồm những Bác Sĩ có kiến thức và dày dạn kinh nghiệm nhất.

Với bệnh ung thư ở vị trí Bác Sĩ trực tiếp nhìn sờ thấy (ngoài da, trên niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu và các xoang) hoặc bệnh giai đoạn nặng, thì Bác Sĩ chuyên khoa ung thư có kinh nghiệm có thể chẩn đoán chính xác dù chưa có xét nghiệm gì khác. Nhưng vẫn không được phép bỏ qua nguyên tắc phải xác định loại tế bào (chẩn đoán giải phẫu bệnh). Đây là lý do tôi khuyên mọi người nên đến khám ở bệnh viện hoặc khoa ung thư. Trên thực tế tôi gặp nhiều trường hợp đi khám không đúng chuyên khoa, người Bác Sĩ không có kinh nghiệm nên không có khả năng đánh giá tương hợp lâm sàng và giải phẫu bệnh, dẫn đến bệnh nhân bị mất cơ hội điều trị khỏi.

Với bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng, khuất xa tầm nhìn sờ của Bác Sĩ (não, Phổi, Gan, Xương, máu…) và nhất là giai đoạn sớm – bướu nhỏ thì việc chẩn đoán ung thư cực kỳ khó khăn. Sự chẩn đoán khó khăn này diễn ra trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Thấy một nốt nhỏ trong não, gan, phổi nghi ung thư Bác Sĩ có chỉ định mở sọ, mở ngực, mổ bụng người ta để sinh thiết bướu hay không? Những trường hợp khó chẩn đoán này, chỉ định của Bác Sĩ cần có sự quyết định của bệnh nhân, làm họ bối rối và chạy khắp nơi hỏi han xin ý kiến.

Một ví dụ điển hình đại diện nhiều tình huống thường gặp, một chị hỏi trên trang Ung Thư rằng:

“Xin chào cả nhà. Chồng tôi được phát hiện có u phổi, nghi K, được đề nghị mổ cắt và sinh thiết. Nhưng cũng có Bác Sĩ xem phim MRI lại nói không phải u mà là sẹo cũ vì mấy năm trước anh bị lao phổi. Sau 1 tháng chồng tôi chỉ uống thuốc nam và kết quả thử máu tại Hòa Hảo so với kết quả trước có giảm:

– CEA cũ 9,74, mới 7,31.

– Cypra cũ 3,54, mới 0,130.

Vậy xin các Bác Sĩ vui lòng tư vấn là chồng tôi có nên mổ không ạ. Xin cảm ơn”.

Để tư vấn “Chồng chị có nên mổ hay không?” (thực hiện bước quyết định chẩn đoán ung thư: Xác định tế bào), tôi cần được làm các bước kỹ thuật đã kể trên. Rõ ràng rằng tôi không thể hỏi, không được khám cho chồng chị và không có đủ các kết quả xét nghiệm. Những thông tin chị nêu ra không đủ và cả không đúng nữa (mô phổi luôn di động nên không chụp MRI được mà phải CT – Scan. PET-CT chỉ dùng để theo dõi bệnh đã được chẩn đoán chứ không dùng chẩn đoán bệnh). Kết quả CT chị đăng lên cũng không đảm bảo yêu cầu để tôi đọc được. Cái phim XQ ngực thông thường tôi rất muốn xem (vì tôi có kinh nghiệm đọc) thì lại không có.

Tóm lại, không thể tư vấn trên trang mạng cho bệnh nhân hay thân nhân một quyết định cụ thể nào cả.

Nhưng, nhân cơ hội câu hỏi của chị (cũng là câu nhiều người khác đang muốn hỏi) tôi hy vọng sẽ trả lời cho chị một số kiến thức hữu ích, góp phần giúp chị và nhiều người tự tin đưa ra quyết định của mình trước yêu cầu của Bác Sĩ điều trị. Hơn nữa, đứng về phía bệnh nhân (mẹ tôi bị ung thư phổi), tôi có ý kiến đề nghị với các Bác Sĩ đang có trách nhiệm chẩn đoán và điều trị ung thư cho bệnh nhân.

Về phần bệnh nhân và thân nhân, tôi biết nhiều người đang đứng trước nhiều ý kiến xử trí chuyên môn khác nhau mà mình phải chọn một. Cụ thể tình huống của chồng chị là nên để theo dõi một thời gian, hay mở lồng ngực sinh thiết bướu?

Mở ngực cắt trọn sang thương nghi ngờ, rồi đem xét nghiệm giải phẫu bệnh giúp phân định chắc chắn ung thư hay không ung thư. Hơn nữa, mổ lấy trọn sang thương khi còn nhỏ ngoài công dụng chẩn đoán còn là điều trị hữu hiệu khi bướu ung thư nhỏ. Nhưng nếu đó là lành tính như ổ viêm lao hay sẹo cũ thì sao? Tình huống này bị trả giá quá đắt vì mở ngực là chuyện lớn không chỉ về mặt tiền bạc mà còn nguy cơ trên bàn mổ và di chứng sau mổ. Đối với người tâm lý quá yếu, có nguy cơ khùng điên vì sợ thì nên mổ. Bởi sống mà khùng điên thì khổ hơn chết.

Đăng Ký Để Đọc Tiếp

✽✽✽✽✽✽