Đọc thử – Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư của mình

Giọng đọc:

✽✽✽✽✽✽

Ngày 18 tháng 02 năm 2020

Nhân dịp có một bài viết về việc chăm sóc mẹ bị ung thư, mình cũng xin có chút kinh nghiệm muốn gửi đến cho mọi người, hi vọng sẽ giúp cho những người bắt đầu và những người đang chiến đấu với căn bệnh này biết được những gì cần phải làm để làm được tốt nhất cho người bệnh. Đây là những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình chữa trị hiện tại của mình, là những gì mình đang trải qua. Vậy chúng ta nên làm gì?

Đối với người nhà: Cố gắng sắp xếp 1 người hoặc luân phiên chăm sóc người bệnh.

– Vững vàng tinh thần và tâm lý: Suy sụp tinh thần là điều không tránh khỏi khi biết tin bị bệnh. Không chỉ người bệnh suy sụp mà người nhà cũng rất đau buồn. Chính vì vậy, trước tiên người nhà phải trấn tĩnh lại mình, lên dây cót và luôn phải lạc quan để động viên và chia sẻ người bệnh. Tránh để người bệnh một mình (thường sẽ hay suy nghĩ tiêu cưc), thỉnh thoảng nhờ người bệnh làm một số việc nhẹ cho họ thấy họ vẫn rất hữu ích và tránh suy nghĩ đến bệnh (trông cháu, dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, trồng cây…).

Ban đêm, khi vào giấc ngủ, người bệnh rất hay hoảng loạn, người nhà nên ở bên cạnh vỗ về, an ủi… Đặc biệt, hãy tìm thông tin của những trường hợp bị bệnh tương tự như người nhà mình, ví dụ anh A, chị B đã chữa bệnh và hiện tại đang ổn định, sức khỏe tốt, đã được bao nhiêu năm để mang lại tâm lý tin tưởng, lạc quan đến người bệnh. Đồng thời, hạn chế tối đa các thông tin gây hoang mang và bất an.

– Về dinh dưỡng: Cái này rất quan trọng và rất nhiều người hỏi. Tùy vào thể trạng của người bệnh, giai đoạn đang điều trị mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có gia đình thì quá chú trọng, và suy nghĩ luôn muốn dành những gì tốt nhất cho người bệnh. Chính vì vậy, cứ có cái gì bổ, nghe ai nói nó tốt đều phải dùng hết. Ví dụ trong một hôm mình đi truyền hóa chất, nằm cùng với em kia thì tổng cộng em có khoảng 8 loại bình nước mà người nhà chuẩn bị cần uống chưa kể thức ăn sẽ ăn trong ngày: Đông trùng hạ thảo, nước ép bưởi, nước cam, nước đun nấm linh chi, nước dừa mật ong, mấy hũ yến, thuốc fuicodan… Nhiều người còn nghe mách các loại lá thế là về lại đun cho uống, thay đổi liên tục.

Thực ra người nhà nên sáng suốt sàng lọc thông tin. Bệnh nhân khi hóa chất vào người thì chức năng gan và thận đã phải làm việc rất là nhiều rồi, sau một thời gian sẽ không còn được tốt nữa, thế mà mình cho ăn uống nhiều đồ quá nó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, trở nên suy yếu. Có những bệnh nhân thì ăn uống lại rất nghèo nàn và không coi trọng. Có cô vào ngày truyền, sáng xuống bệnh viện mua ổ bánh mì ăn, sẵn tiện làm gói xôi 10k với 1, 2 trái bắp để ăn trưa, tối thì ăn qua loa, cả ngày uống nước rất ít và cũng chẳng trái cây gì luôn. Có cô thiếu tiểu cầu thì chỉ có ăn quả sung, nói nó giúp tăng tiểu cầu nhiều lắm (hu hu, ăn sung mà có nhiều tiểu cầu chắc ai cũng ăn suốt nhở)… Rất rất nhiều trường hợp khác nhau.

Lời khuyên của mình là người nhà nên chọn lựa chế độ dinh dưỡng phù hợp (trong trang này rất nhiều bài), ưu tiên những gì người bệnh thích ăn vì khi đó họ sẽ ăn được nhiều hơn, và linh hoạt thay đổi cho thích ứng với khẩu vị.

Ví dụ: trong những lần đầu mình truyền hóa chất, về là cứ 3, 4 ngày chỉ ăn cháo, cháo các loại hoặc ăn chim tiềm vì chẳng thể ăn được gì khác. Nhưng đến những đợt truyền gần đây, mình rất sợ cháo, sợ chim thế là phải thay đổi. Người nhà mình lại hầm xương hoặc hầm củ lấy nước (có thể cho thêm một ít tôm), nấu bát canh bí xanh, bí đỏ hoặc canh cải ăn với chút cơm, rất dễ ăn và cũng đủ dinh dưỡng. Sau mấy ngày bị hành, thì sẽ khỏe lại và ăn những món mà mình ăn được để bổ sung dưỡng chất cho đợt truyền tới. Mình thì cũng ăn hết nhưng ăn ít thịt đỏ, hạn chế đường, ăn nhiều rau xanh và dùng nước trái cây. Sữa thì có một số loại sữa thích hợp cho người bệnh như Prosure, Ensure (loại của Đức ít ngọt), Alpha lipid… Nói chung ai hợp loại nào dùng loại đó.

Có một số người bài trừ TPCN nhưng mà ở đây có nhiều trường hợp. Thực ra mấy cô đi chữa bệnh ở quê ra Hà Nội nơi mình điều trị, có người mang không đến 1 triệu, nghèo nghèo thì họ không bao giờ dùng TPCN đâu. Còn có nhiều nhà có điều kiện, họ lấy TPCN như niềm tin, coi nhờ có nó người nhà mình mới ăn được, ngủ được thế nên mình có tác động thì họ cũng không thay đổi, tuy nhiên phải hiểu biết chính xác để tránh coi đó là phương thuốc thần để lạm dụng nó.

Nấu ăn là một chuyện, người nhà cũng phải động viên người bệnh trong vấn đề ăn uống. Đa phần người bệnh rất mệt, chán ăn. Bạn hãy dành tình cảm để người bệnh cảm nhận được tình yêu thương, sự chu đáo trong việc chăm sóc dinh dưỡng để mà từ đó phấn đấu, cố gắng ăn uống.

Ngoài ra, người nhà có thể tìm hiểu thêm phương pháp bấm huyệt Túc Tam Lý đã được hướng dẫn trong trang Hỗ trợ (mình cũng học và áp dụng 15 phút/ngày). Cách làm khá đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt cho cơ thể người bệnh, giúp tăng cường miễn dịch, ăn ngủ tốt hơn và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

– Có sự hiểu biết về căn bệnh và hướng điều trị: Việt Nam mình có câu: Qua sông thì phải lụy đò. Người nhà hãy thường xuyên trao đổi, thăm hỏi Bác Sĩ về hướng điều trị và phác đồ đối với người bệnh nhà mình. Trong những lần điều trị, cố gắng quan hệ nhẹ nhàng với cả Bác Sĩ và y tá. Mình thấy nhiều bệnh nhân họ hay mang một chút quà lên cho mỗi lần điều trị, tùy vào điều kiện của mình. Có thể là chút trái cây, vài không gạo quê hay đặc sản vùng miền. Làm như vậy cũng vui mà. Bác Sĩ hay y tá nhiều khi do áp lực công việc họ không được nhẹ nhàng thì mình cũng cố gắng tiếp cận, đừng nản trí và quan trọng nghĩ là nghĩ đến vì người nhà của mình. Thông tin hiểu biết đối với bệnh tình cũng hết sức quan trọng.

Ví dụ như mình truyền đợt 1 là dùng thuốc bảo hiểm, qua đợt 2 nhờ tìm hiểu, mình yêu cầu Bác Sĩ cho mình dùng thuốc đích và cần có thuốc đích cho giai đoạn của mình (vì mình giai đoạn 4). Hay mình truyền chai đạm sữa để bổ sung dinh dưỡng rất hay bị tắc (về nhà mình cố ăn chút là có dinh dưỡng nhở), thay vào đó mình truyền chai giải độc gan, rất tốt cho gan ở mỗi lần truyền… Có rất nhiều kinh nghiệm mà cứ trải qua thì người nhà cần đúc kết cho mình.

Đăng Ký Để Đọc Tiếp

✽✽✽✽✽✽