Những kiến thức cơ bản bệnh nhân ung thư phổi cần nhớ
✽✽✽✽✽✽
1. Điều đầu tiên bệnh nhân mắc ung thư phổi cần nắm đó là về các loại máy chụp chiếu khi chẩn đoán bệnh cho bản thân mình
+ Máy chụp cơ bản nhất là X-quang, máy này rất cơ bản khi mà nó chỉ chụp một chiều lồng ngực từ trước xuyên qua sau để xem ngực bạn có cái u bướu gì hay không thôi, vì trong lồng ngực có rất nhiều bộ phận như 2 lá phổi, tim, và nhiều thứ lủng lẳng khác nữa nên nếu u mọc ở vị trí hiểm hoặc quá bé thì X-quang không thể phát hiện ra được… mặc dù vậy X-quang làm bệnh nhân nhiễm xạ rất thấp, trong các loại máy chụp thì X-quang nhiễm xạ thấp nhất, so với máy ct thông thường như 32 dãy thì X-quang thua nhiễm xạ 50 lần còn với mấy máy như 128 và 256 dãy thì thua lên đến cả trăm lần, riêng PET/CT thì sau khi chụp phải 3 năm sau bệnh nhân mới hết nhiễm xạ từ cái máy PET/CT đó, máy cộng hưởng từ là máy duy nhất không nhiễm xạ và chụp vô cùng an toàn!
+ Máy chụp tiếp theo là các loại máy CT16 và 32 dãy, bạn cứ tưởng tượng X-quang chỉ là 1 dãy còn các máy CT kia nó cắt cái lồng ngực ra 16 hoặc 32 lát cắt để xem trong từng thớ thịt bị cắt đó có cái u bướu gì không, số lát cắt càng nhiều thì thớ thịt càng mỏng và giúp ta càng nhìn rõ sâu hơn vào trong thớ thịt đó để biết nó là sạch hay là có u… đi ngược lại với lợi ích này thì bệnh nhân sẽ càng bị nhiễm xạ nhiều khi chụp những máy hiện đại nhiều lát cắt này.
+ Máy chụp tiếp theo là máy MSCT: nó vẫn là chủng loại máy ct nhưng hiện đại hơn nên được gọi riêng ra là MSCT, MSCT có 64 dãy, 128 dãy, 256 dãy và 320 dãy! hiện theo tôi biết thì ở Việt Nam chỉ có 108 là có 320 dãy! còn các viện lớn như bạch mai hay K3 đều có những máy nhiều dãy kia!
+ Máy chụp hiện đại nhất trong thể loại nhiễm xạ này là máy PET/CT! giá mỗi máy này lên đến cả trăm tỷ đồng! ở việt nam hiện giờ mới có chỉ độ 5 viện có! sự khác nhau giữa PET-CT với các máy nhiễm xạ tren là gì?… các máy trên đều chụp trong trạng thái tĩnh – Tức là bụp một phát là xong luôn, xem có cái u hay cục gì ở đó không! xong là thôi! điều này vô hình chung không thể khắc phục được nhược điểm nhỡ đâu u ở đó có nhưng nó là lành thì sao? và nhỡ đâu tuy bọn chúng chưa tụ tập lại thành u mà chỉ rải rác tụ tập vui đùa tản mát ở đó thì sao?… PET/CT ra đời nhằm khắc phục 2 nhược điểm này! người bệnh trước khi chụp PET/CT sẽ được tiêm mọt liều dược chất phóng xạ vô người được làm từ đường gắn với xạ chất, vì tế bào ung thư rất thích đồ ngọt (theo ý kiến của TS Phan Minh Liêm từ viện MD anderson Mỹ thì tế bào ung thư nó ăn ngấu nghiến đồ ngọt gấp hàng trăm lần tế bào thường) nên khi gặp dược chất phóng xạ nó sẽ ăn và khi chụp PET-CT thì lên hẳn hỉnh ảnh quay video nó đang ăn và chuyển hóa chất sáng rực ra sao! độ bắt xạ này của tế bào ung thư được đo bằng chỉ số SUV… SUV càng cao thì chứng tỏ chỗ ung thư đó càng đang hau háu phát triển, nếu ở đó có u mà không có SUV thì chứng tỏ chỗ đó khả năng cao là đã bị vôi hóa tức là ung thư ở đó chết rồi hoặc đó là u lành không liên quan gì đến ung thư cả! PET/CT rất hiện đại là vậy nhưng nó có nhược điểm là rất rất hại! 1 bệnh nhân chụp 1 lần PET/CT tương đương với nhiễm xạ từ mặt trời trong 3 năm!
+ Máy cộng hưởng từ MRI: máy cộng hưởng từ dựa trên nguyên lý từ trường để chụp cho bệnh nhân nên hiện nay chưa thấy có nguy hại gì cả – Rất an toàn! cộng hưởng từ thường được chụp não đối với các bệnh nhân ung thư phổi, nó tỏ ra là pp chẩn đoán số 1 với u ở trên não, hơn hẳn so với các loại máy ct và PET-CT khi chụp hình ảnh não… MRI độ tinh vi được đo bằng chỉ số tesla, hiện máy cơ bản chụp tốt là 1,5 tesla và ở hầu hết các viện lớn việt nam đều có – Giá tầm ngoài 20 tỷ… ở viện vinmec và 108 có MRI 3 tesla… bên mỹ có những máy 7 tesla!
+ Siêu âm ổ bụng và điện não đồ… mấy cái này đơn giản nên không nói kĩ
2. Điều thứ hai cần nhớ là kết quả xét nghiệm máu, có 2 loại xét nghiệm máu cần nhớ thôi đó chỉ số sinh hóa và chỉ số miễn dịch:
– Chỉ số sinh hóa là chỉ số đo gan thận với hồng cầu bạch cầu này nọ xem xem cơ thể có ổn không có chịu được thuốc hay không
– Chỉ số miễn dịch là chỉ số ung thư, với bệnh nhân ung thư phổi cần nhớ 2 chỉ số là CEA và CYFRA21 – 1… nếu ngay từ đầu bệnh nhân mắc ung thư phổi thì nên yêu cầu bác sĩ cho xét nghiệm chỉ số này để xem xem mình có là tuýp người nhậy với chỉ số ung thư hay không? vì có những người bị ung thư phổi nhưng lại không hề nhậy với chỉ số này! chỉ số cea của người bình thường là <5 còn cyfra21 – 1 của người thường là < 3
3. Điều này cần nhớ nhất: Đó là cuộc đời của bạn giờ chỉ xoay quanh các loại thuốc đích thế hệ 1, 2 và 3 – Tên của đích thế hệ 1 là iressa, tarceva, thế hệ 2 là afatinib còn thế hệ 3 là tagrisso… ngoài ra đến thời điểm này cần nhớ thêm tên của crizotinib với brigatinib và cetuximab nữa, nó là phác đồ sau khi kháng tagrisso nếu bạn đủ may mắn hợp với nó!
Chiến Thắng Ung Thư
✽✽✽✽✽✽