Ung thư và câu đố cơ địa

1. Đứng trước câu hỏi tại sao nhiều bệnh nhân có bệnh “giống nhau” khi cùng nhận được một phác đồ điều trị như nhau, mà kết quả điều trị cho ra lại khác nhau. Chúng ta thường trả lời đó là do yếu tố cơ địa, số mệnh, phúc phận… Có bệnh nhân hợp thuốc thì rất lâu kháng, nhưng cũng có những bệnh nhân chỉ quanh đi quẩn lại được vài ba tháng là đã sinh sự. Từ “cơ địa” ở đây thật ra là cách nói khác của việc y học hiện tại đang bất lực, chưa đủ tiến bộ để giải thích cho rõ ngọn ngành câu chuyện, mà câu chuyện này thường nằm ở cấp độ phân tử – Nơi hiểu biết của con người về nó vẫn còn rất nhỏ bé!

ung thư

2. Vào ngày 28/7/2022, nhóm nghiên cứu tại trường Đại Học Vanderbilt và Đại Học Akron ở Mỹ do Chuyên gia Benjamin Brown đứng đầu đã công bố một nghiên cứu đáng chú ý trên tạp chí Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ PNAS. Nội dung của nghiên cứu đề cập đến việc cần phân tích sâu hơn các gen EGFR khi kê thuốc đích cho bệnh nhân – nhằm tối ưu hoá điều trị cho mỗi người bệnh riêng biệt. Ví dụ tiêu biểu là khái niệm đột biến gen “exon 19” – nghe qua thì exon19 chỉ là một gen. Nhưng thực tế, exon19 là cách gọi chung của hơn 20 gen có cấu trúc protein hoàn toàn khác nhau. Chính vì sự khác biệt ở cấp độ phân tử này đã dẫn đến hiệu quả điều trị dài ngắn rất khác biệt trên mỗi người bệnh.

3. Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Benjamin Brown trước đây cũng đã từng công bố một nghiên cứu về việc nên thật chăm chú vô các gen kích hoạt ung thư ban đầu của khối u, thay vì chỉ chú ý đến sự xuất hiện của các gen mới khi bệnh nhân kháng thuốc.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?

1. Theo đà tiến bộ của y học. Trong tương lai, mỗi bệnh nhân sẽ nhận được một phác đồ tối ưu, phù hợp với bệnh cảnh của mỗi người. Từ “cơ địa “sẽ dần dần được sử dụng ít đi, cho tới khi tuyệt chủng hẳn.

2. Nhóm nghiên cứu của Benjamin Brown tuy chưa phải là nhóm thuộc top đầu nhưng cũng là một nhóm nghiên cứu mạnh. Chính nhờ đọc nghiên cứu trước đây của nhóm mà tôi đã có cái nhìn chính xác hơn về việc kháng thuốc, rằng không phải cứ chụp chiếu có vấn đề là đã bị kháng thuốc, mà cần phải phân biệt được thật rõ giữa biến đổi về chất với biến đổi về lượng nhằm tối ưu hoá điều trị cho mỗi người bệnh. Tiếc thay, điều này mà đem đi nói chuyện với nhiều ông thần ở Việt Nam thì đa số các ông ấy đều bảo CHƯA NGHE BAO GIỜ! Hôm kia còn có một bệnh nhân chụp ảnh ở 1 nhóm ung thư phổi trên mạng gửi mình để hỏi về lời tư vấn của 1 bác sĩ ở viện Phổi TW dành cho 1 bệnh nhân là kháng đích thế hệ 2 ALK thì chỉ còn cách là lên thế hệ 3 ALK thôi (Bác sĩ điều trị trong Sài Gòn của bệnh nhân đó cũng có cùng quan điểm như vậy – dùng qua thế hệ 1 với thế hệ 2 alk rồi, giờ đau đầu thì chỉ còn cách lên thế hệ 3 thôi). Kiến thức thế này bảo sao trên mạng mọc lên lắm “thầy bói xem voi thế”. Đến bác sĩ chính quy còn vậy, thì đòi hỏi gì ở những “chuyên gia bàn phím” phiên bản 2,3,4? Đầu tiên, phải rạch ròi ra xem từ cổ bệnh nhân xuống có tiến triển gì? Trên não có tiến triển gì? Hình ảnh não với từ cổ trở xuống có mối liên hệ nhân quả giải thích được lâm sàng đau đầu của bệnh nhân không? Nếu có thì thế nào và nếu không thì thế nào? Mà ở đâu ra cái logic kháng 2 thì lên 3? Đây là mạng người, chứ đây không phải là cấp số cộng mà sau 2 là sẽ lên đến 3! Nếu điều trị mà chỉ có một ngã rẽ như thế thì sinh ra hàng nghìn nghiên cứu mỗi năm để làm gì? Người Việt đúng là khổ đến chết!

Chiến Thắng Ung Thư

Đọc Thư Viện Ung Thư Online

✽✽✽✽✽✽